Huyền Thoại MOBA là tựa game có lối chơi lai giữa Liên Minh với DOTA 2 được sản xuất bởi NetDragon. Với định hướng Esport, Huyền Thoại MOBA đã có mặt ở hơn 10 quốc gia và khu vực với tên là Calibur of Spirit với hàng loạt các giải đấu lớn nhỏ. Khi ra mắt ở Việt Nam, NPH VTC trong năm nay sẽ tổ chức 2 mùa VCL vào tháng 7,8 và 9, 10 để tìm ra đội tuyển tham dự vòng chung kết thế giới. Trong tháng 6 này, NPH sẽ cho game thủ khởi động với một loạt “giải đấu nhẹ” vô cùng hấp dẫn.
Không cần chơi giỏi - chỉ cần chơi nhiều
Ở giải Top số trận đấu, ai nói game thủ bình thường không thể kiếm tiền? Đến với giải này bạn không cần phải là một người chơi xuất sắc, vượt trội. Bạn chỉ cần siêng cày cuốc thì hoàn toàn có thể gặt hái được kha khá khoản tiền từ giải đấu này.
Trái ngược với giải ở trên, ở giải top ELO dành cho những người chơi có kỹ năng cao. Có thể sẽ có sự cạnh tranh gay gắt nếu các cao thủ hay thách đấu của Liên Minh Huyền Thoại sang tham gia.
Giải thách đấu với GM
Hình thức này có lẽ khá mới đối với các game thủ Việt Nam, nhưng lại khá phổ biến ở server SEA. Cụ thể vào các ngày thứ 3, 5, 7 trong tuần sẽ có tổ chức thi đấu với GM ở map 1vs1. Người thắng cuộc sẽ nhận ngay tiền mặt cùng với những phần thưởng hấp dẫn trong game.
Giải Pre VCL – giải khởi động cho VCL chính thức
VCL – VietNam Champion League là giải đấu lớn chính thức do NPH Huyền Thoại MOBA tổ chức để tìm ra đội tuyển đại diện Việt Nam dành 1 vé tham gia chung kết thế giới vào cuối năm. VCL sẽ được tổ chức thành 2 mùa bắt đầu từ tháng 7-10 để tìm ra đội tuyển xứng đáng. Để chuẩn bị cho giải đấu lớn này, NPH sẽ tổ chức giải đấu Pre VCL trong tháng 6 để các game thủ có cơ hội làm quen với sân chơi mới, tích luỹ kinh nghiệm khi vào mùa giải chính thức.
Ngoài ra còn có các giải đấu từ các phòng máy, các đơn vị tài trợ, hãng máy tính Acer nổi tiếng tại Việt Nam hứa hẹn một sân chơi sôi động trong mùa hè này.
Trang chủ: www.moba.vn
Fanpage: www.facebook.com/huyenthoaimoba.vn
Kun
" alt=""/>Ở Huyền Thoại MOBA, chơi nhiều trận sẽ được thưởng tiền mặtCác vị trí tiếp theo là các tên tuổi trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, vận tải hàng không, sản xuất, sửa chữa và kinh doanh ô tô, phụ tùng ô tô... như: Công ty cổ phần Phát triển đô thị Nam Hà Nội, Tập đoàn Thép Nguyễn Minh, Công ty cổ phần Kinh doanh Địa ốc Him Lam; Công ty cổ phần Tập đoàn Pan, Công ty cổ phần Hàng không VietJet; Công ty cổ phần Kỹ thuật và Ô tô Trường Long…
Để ghi danh vào Bảng xếp hạng FAST500, các doanh nghiệp phải luôn tìm tòi, sáng tạo và linh biến trong kinh doanh, tận dụng các cơ hội tăng trưởng, qua đó đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà.
![]() |
Cũng theo FPT, trong năm 2016, FPT Software đạt doanh thu đạt 230 triệu USD, tăng trưởng 24% so với cùng kỳ. Vào ngày 13/12/2016, FPT Software đã công bố “cán mốc” 10.000 nhân viên, tương đương quy mô nhân sự Top 15 công ty phần mềm của Ấn Độ và chiếm khoảng 10% tổng nhân lực trong lĩnh vực phần mềm của Việt Nam. Với dấu mốc này, FPT Software đang tiến gần hơn tới danh sách TOP các công ty có quy mô nhân lực lớn trong khu vực châu Á và mục tiêu đạt 30.000 người và 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2020.
Sau 17 năm thành lập, FPT Software đang là công ty phần mềm lớn nhất của Việt Nam và đứng trong Top 100 Nhà cung cấp dịch vụ Outsourcing toàn cầu do International Association of Outsourcing Professionals (IAOP) đánh giá. Đến nay, FPT Software đã có 23 văn phòng tại 14 quốc gia trên toàn cầu. Vào cuối tháng 10/2016, tại Nhật Bản, FPT đã cán mốc doanh thu 100 triệu USD (tương đương hơn 2.200 tỷ đồng), trở thành công ty dịch vụ CNTT Việt Nam lớn nhất tại Nhật Bản, đồng thời tiệm cận TOP 50 công ty cung cấp dịch vụ CNTT lớn nhất tại Nhật gồm các công ty tên tuổi như Fujitsoft, DTS, Systena...
" alt=""/>FPT Software là công ty tăng trưởng nhanh nhất Việt NamNguy cơ tự tử do bị bắt nạt trên mạng
Theo các chuyên gia về giáo dục và an ninh thông tin, “bắt nạt trên mạng” được hiểu là hành động có chủ ý sử dụng CNTT làm tổn hại, quấy rối người khác.
Đó có thể là hành vi tung tin đồn thất thiệt trên mạng về một cá nhân khiến người khác căm ghét nạn nhân, tung hình ảnh, video gây tổn hại đến uy tín, danh dự của nạn nhân…
Những hành vi bắt nạt trên mạng gây ra tổn hại ở nhiều mức độ khác nhau, có thể khiến nạn nhân thường xuyên lo sợ, trầm cảm, thậm chí đã có trường hợp tự tử, tìm đến cái chết.
Dẫn một khảo sát được trường THCS Thực nghiệm (Hà Nội) thực hiện trực tuyến với 10 trường học tại các nước Mỹ, Philippine, Malaysia, Việt Nam…, ông Nguyễn Đức Toàn, giáo viên trường Thực nghiệm cho hay có tới 59% số lượng học sinh nam cho biết đã từng bị bắt nạt qua mạng, còn đối với học sinh nữ là 64%.
Đáng lo ngại, nhiều học sinh không lường trước được các hậu quả, tác hại của bắt nạt qua mạng. Có 25% cho rằng do việc thực hiện bắt nạt, chửi bới được thực hiện qua mạng nên sẽ… không bị phát hiện hay bắt quả tang.
Theo bà Maria Melizza Tan, Chuyên gia chương trình ICT, UNESCO Bangkok, trên thế giới hiện có 7,6 tỷ thuê bao điện thoại, 5 tỷ người sử dụng Internet. Độ tuổi sử dụng thiết bị kỹ thuật số chiếm phần nhiều là từ 15 - 24 tuổi, tuy nhiên hiện nay trẻ em tiếp xúc, sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin, thể hiện mình ngày càng sớm.
Thông qua khảo sát tại các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Campuchia…, đại diện UNESCO cho hay sự phát triển đó cũng đang kéo theo hàng loạt vấn đề như nghiện game online, tình dục trên mạng và đặc biệt là bạo lực, bắt nạt qua mạng cũng trở nên phổ biến.
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu của UNICEF và các tổ chức khác về vấn đề bạo lực trên mạng cho thấy trẻ em gái bị bạo lực học đường, bắt nạt qua mạng nhiều hơn nam, qua các kênh online, offline và tin nhắn SMS.
![]() |